- Mủ trôm là mủ nhựa của cây trôm. Là loại cây mọc hoang tại rừng miền Trung Nam Bộ nước ta, hiện nay cây Trôm được trồng ở rất nhiều nơi như Tiền Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận…
- Mủ trôm (nhựa trôm) là nhựa trắng vàng tiết ra từ vỏ thân cây trôm – Thành phần chính của Kem mủ trôm – tên khoa học là Sterculia foetida, họ Sterculiaceae. Cây trôm phân bố rất nhiều ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Úc, Pakistan, Panama, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Senegal, Sudan và Việt Nam.
Tác dụng của Mủ Trôm là gì ?
1. Tác dụng của Mủ Trôm trong y học
- Về mặt y học, nhựa Trôm hút nước mạnh nên có tác dụng làm trương nở và gây kích thích nhu động ruột, nhờ đó phân được đẩy ra dễ dàng. Vì vậy nhựa Trôm được xem là thuốc nhuận tràng, dùng điều trị chứng táo bón.
- Nhựa Trôm còn có tác dụng điều hòa đường huyết, ổn định huyết áp, mát gan, giải độc gan, giúp mau lành vết thương…
- Trong ngành dược, nhựa Trôm được sử dụng với vai trò chất kết dính, nhũ hóa và bảo quản rất tốt.
- Theo đông y, mủ Trôm có vị ngọt, tính mát, có nhiều vi lượng, hàm lượng khoáng chất cao vì thế ngoài chức năng thanh nhiệt, mủ Trôm còn là vị thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa rất tốt , làm kem dưỡng da (mỹ phẩm) . Không những thế mủ Trôm còn có khả năng chữa được các bệnh như xơ gan, kiết lỵ, mụm nhọt nhờ vào hợp chất polysaccaride phân tử cao, đem thủy phân chiết xuất được đường D-galactose, L-rhamnose và acid D-galacturonic, một vài chất chuyển hóa acetylat và trimethylamin.
- Mủ Trôm còn chứa khoảng 37% uronic acid, nhiều khoáng tố như calcium và muối magnesium. Khi ngâm trong nước lạnh với tỉ lệ thấp (4-5%) mủ trôm sẽ trở thành dạng keo. Nhờ tính dính nên nhựa Trôm thường được dùng làm chất để kết dính trong ngành dược và kỹ nghệ.
Công dụng :
- Giúp cơ thể sảng khoái, thanh nhiệt, ngủ ngon và giảm stress.
- Giúp mau lành vết thương hở và cho bạn làn da tươi đẹp.
- Uống thường xuyên rất tốt cho hệ bài tiết.
- Hàm lượng magiê trong mủ Trôm cao gấp 20 lần so với sữa. Magiê có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể: xây dựng các tổ chức mô trong đó có xương, tham gia vào thành phần của nhiều loại men điều hòa các chức năng khác nhau của cơ thể. Một chế độ ăn thỏa mãn nhu cầu magiê của cơ thể là một trong các yếu tố giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và loãng xương
- Đặc biệt, vào những lúc tiết trời mùa hè nóng nực như thế này, thì mủ Trôm là một loại thức uống giải khát thanh nhiệt tốt nhất mà chúng ta có thể lựa chọn. Một ly mủ Trôm lạnh hay một ly chè mủ trôm có thể giúp cho chúng ta sảng khoái hơn, ăn ngon miệng hơn và sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Và chắc chắn đó là một loại thức uống được nhiều người lựa chọn trong mùa hè nóng nực này.
2. Tác dụng của Mủ Trôm trong làm đẹp
- Ngoài các công dụng trong y học,mủ trôm còn được chế thành kem mủ trôm còn có tác dụng dưỡng da, đặc biệt có thể điều trị mụn, nám, tàn nhang, da sạm, da sần, lão hóa da, vết thâm do mụn lâu ngày để lại, se khít lỗ chân lông. Kem mủ trôm tự nhiên có tác dụng giữ ẩm cho làn da nhất là mụn, tàn nhan, nám da, chống lão hoá, các vết thâm do mụn lâu ngày để lại, da khô, sần sùi, hở chân lông…
3.Cách dùng Mủ Trôm:
- Mủ Trôm sau khi khai thác về, đem phơi khô để dành, chọn loại mủ có màu trắng, ngâm vào nước ấm, chờ mủ Trôm nở ra, pha thêm nước lọc hòa đường bỏ tủ lạnh uống rất mát. Có thể cho thêm nước đá nếu thích dùng lạnh.
- Nếu dùng để nhuận tràng, mỗi ngày chỉ nên dùng 0,5 – 1g bột ngâm trong 200ml nước lọc, nếu dạng thô thì chỉ lấy một thỏi bằng 1/2 lóng tay, rửa sạch rồi ngâm vào 200ml nước để từ tối đến sáng hôm sau mới dùng.
4. Lưu ý khi sử dụng mủ Trôm
Khi dùng, tốt nhất nên ngâm trong nước lạnh với tỷ lệ thấp (0,5 – 2%), lúc này mủ trôm sẽ hút nước từ từ và trương nở thành dạng keo. Lưu ý, không ngâm mủ trôm với nước nóng. Thông thường nên ngâm trong khoảng từ 12 – 24 giờ để cho tan hoàn toàn rồi mới dùng (dạng bột thì 3 – 4 giờ), nếu không khi uống vào có thể gây… tắc ruột!
Không sử dụng nhựa Trôm trong các trường hợp:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Người có khối u trong ruột.
- Đang uống thuốc chữa bệnh. Vì nhựa Trôm có độ nhớt cao nên sẽ làm tăng nồng độ hấp thu của thuốc vào máu nếu uống nhựa Trôm cùng lúc với một loại thuốc chữa bệnh nào đó. Để ngăn ngừa hiện tượng tương tác này, tốt nhất nên uống nhựa Trôm ít nhất một giờ sau khi uống thuốc..
- Người hư hàn, hay lạnh bụng không nên dùng nhiều.
- Hiện nay có quảng cáo sử dụng mủ trôm ở dạng kem bôi da, người tiêu
dùng nhất là phụ nữ cần cẩn thận vì mủ trôm không tinh khiết, có thể gây
kích ứng da, ngứa ngáy và sưng tấy.
Đăng nhận xét